Chi phí xin Thẻ xanh thông qua Visa K1
Cập nhật ngày 10/26/2023
Nếu quý vị đã đính hôn với một người nước ngoài và dự định đưa họ đến Hoa Kỳ, quý vị có thể đang băn khoăn về toàn bộ chi phí để chuyển visa K1 thành thẻ xanh. Câu trả lời ngắn gọn là chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với giá vé máy bay đưa cô dâu/chú rể của quý vị đến Hoa Kỳ để tổ chức đám cưới.
Điều đầu tiên quý vị cần biết là chi phí xin visa K1. Sau đó, quý vị cần tìm hiểu một số điều cần làm để xin thẻ xanh cho vợ/chồng của mình, bao gồm lệ phí nộp các mẫu đơn. Con đường chuyển từ visa không định cư K1 sang trạng thái thường trú nhân hợp pháp (LPR) sẽ phát sinh nhiều chi phí khác nhau. Quý vị sẽ được thuận lợi hơn nếu nghiên cứu trước số tiền dự kiến phải chi trả để có thể lập kế hoạch sớm cho các khoản thanh toán.

1. Lệ phí nộp Mẫu đơn I-129F cho USCIS
Bước đầu tiên trong quá trình chuyển từ visa K1 sang thẻ xanh là điền Mẫu đơn I-129F, Đơn Bảo Lãnh cho Hôn phu/hôn thê Nước Ngoài, và gửi đến Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Chi phí nộp Mẫu đơn I-129F cho USCIS là $535. Công dân Hoa Kỳ (USC) phải là người bảo lãnh trong Mẫu đơn I-129F, và hôn phu/hôn thê của họ sẽ là người thụ hưởng nếu họ có cơ hội nhận visa K1.
Mẫu đơn I-129F được gửi kèm bằng chứng về quốc tịch Hoa Kỳ, chẳng hạn như giấy khai sinh do tiểu bang Hoa Kỳ cấp hoặc giấy chứng nhận nhập tịch. Quý vị cũng cần gửi các tài liệu khác trong gói đơn I-129F để chứng minh rằng USC và hôn phu/hôn thê người nước ngoài của quý vị đã gặp gỡ trực tiếp trong hai năm qua, rằng họ tình nguyện kết hôn hợp pháp và dự định tổ chức đám cưới trong vòng 90 ngày kể từ ngày hôn phu/hôn thê nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo diện visa K1.
Quý vị không chắc liệu mình có đủ điều kiện nộp đơn I-129F cho hôn phu/hôn thê của mình không? Quý vị có thể miễn phí kiểm tra khả năng đạt điều kiện thông qua DYgreencard.com mà không cần cung cấp thông tin cá nhân.
2. Xin visa K1 tốn bao nhiêu tiền?
Sau khi cặp đôi đã đính hôn nhận được USCIS thông báo chấp thuận Mẫu đơn I-129F, Đơn Bảo Lãnh cho Hôn phu/hôn thê Nước Ngoài, họ cần thu xếp để nhận visa K1. Bước thứ hai trong quá trình xin thẻ xanh cho vợ/chồng là điền Mẫu đơn DS-160, Đơn xin Visa Không Định cư Trực tuyến, do hôn phu/hôn thê người nước ngoài nộp, chứ không phải là công dân Hoa Kỳ. Rất may, ở giai đoạn này, đơn đăng ký có thể được nộp dưới dạng điện tử.
Lý do hôn phu/hôn thê người nước ngoài phải nộp Mẫu đơn DS-160 là vì hồ sơ bây giờ sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (U.S. Department of State). Do đó, tên của Mẫu đơn bắt đầu bằng các chữ cái DS. Phí nộp đơn không còn giống như của USCIS, phí nộp đơn tại Bộ Ngoại giao hiện nay là $265. Được biết, lệ phí xin visa K1 chỉ dành cho hôn phu/hôn thê, vì vậy nếu cô dâu hoặc chú rể mang theo con và giúp các bé xin visa K2 thì chi phí sẽ cao hơn.
Hơn nữa, điều quan trọng là hôn phu/hôn thê người nước ngoài cần in trang xác nhận sau khi hoàn thành Mẫu đơn DS-160 trực tuyến để mang đến nộp cho viên chức lãnh sự quán Hoa Kỳ khi đi phỏng vấn xin visa K1.
3. Chi phí cho một buổi khám sức khỏe nhập cư
Chi phí khám sức khỏe nhập cư, vốn là yêu cầu cần thiết khi xin visa K1, có thể khác nhau tùy từng tình huống. Chi phí có thể phụ thuộc vào vị trí của hôn phu/hôn thê người nước ngoài và các lệ phí cụ thể mà bác sĩ tính vào, nhưng nói chung chi phí cho một buổi khám sức khỏe nhập cư dao động từ $200 đến $500. Trên thực tế, hôn phu/hôn thê người nước ngoài nên có một lần khám sức khỏe nhập cư khác sau khi người đó đến Hoa Kỳ và nộp đơn xin thẻ xanh theo diện visa K1. Vậy chi phí sẽ tốn thêm là $200 ~ $500.
Mục đích của việc khám sức khỏe một phần là để đảm bảo rằng hôn phu/hôn thê người nước ngoài đã được tiêm chủng phù hợp và không mang bệnh truyền nhiễm gây hại. Quý vị có thể đọc thông tin chi tiết về khám sức khỏe định cư trong bài viết Những điều cần biết khi Khám sức khỏe Nhập cư?
4. Chi phí cho Mẫu đơn I-485 xin Điều chỉnh Tình trạng
Sau khi kết hôn, người có visa K1 sẽ cần điều chỉnh tình trạng của họ từ visa không định cư sang trạng thái thường trú nhân hợp pháp (thẻ xanh). Thật không may, điều này sẽ khiến quý vị tốn thêm chi phí. Phí nộp Mẫu đơn I-485 cho USCIS, Đơn Đăng ký Thường trú nhân hoặc Điều chỉnh Tình trạng, là $1,140 đối với những người trên 14 tuổi.
Ngoài ra, nếu vợ/chồng người nước ngoài có độ tuổi từ 14 đến 78 tuổi thì phải trả thêm một khoản phí 85 đô la cho các dịch vụ sinh trắc học. Các chi phí này thay đổi theo định kỳ, vì vậy hãy thận trọng tham khảo trang web của USCIS trước khi gửi séc cho Bộ An ninh Nội địa.
5. Chi phí khác
Tất nhiên, nếu quý vị thuê một luật sư nhập cư đắt tiền để chuẩn bị toàn bộ quá trình nộp đơn cho quý vị, thì mức phí phải trả sẽ tăng lên hàng ngàn đô la. Kể cả khi quý vị tự hoàn thành tất cả các đơn kiến nghị, quý vị vẫn phải tính đến các chi phí in Mẫu đơn, bưu phí và phong bì để gửi đơn đến USCIS, và thậm chí cả giá xăng hoặc vé tàu để đến USCIS trong giai đoạn nộp Mẫu đơn I-485. Ngoài ra, hôn phu/hôn thê của quý vị phải có mặt ở buổi phỏng vấn xin visa K1 tại lãnh sự quán Hoa Kỳ. Vậy người đó cần chuẩn bị kinh phí khi đến đó.
6. Tổng số tiền ước tính
Tổng chi phí để xin thẻ xanh thông qua visa K1 nằm trong một phạm vi cụ thể, và có thể được ước tính gần đúng. Chi phí sau cùng có thể dao động từ 2,075 đô la đến gần 3,000 đô la. Tất nhiên, tổng chi phí sẽ tăng lên nếu hôn phu/hôn thê người nước ngoài đưa con cái của họ đến Hoa Kỳ bằng visa K2.
Mặc dù đối với trẻ nhỏ, một số khoản phí có thể rẻ hơn và không cần thiết kiểm tra sinh trắc học cho trẻ, nhưng chi phí để đưa toàn bộ gia đình gồm các thành viên ở nhiều độ tuổi có thể cao hơn nhiều so với một gia đình có hai người. May mắn thay, đối với Mẫu đơn của USCIS, phí nộp đơn có thể được thanh toán bằng thẻ tín dụng bằng cách nộp Mẫu đơn G-1450, Ủy quyền Giao dịch Thẻ Tín dụng.
DYgreencard - Luật sư nhập cư, giá cả phải chăng.
Để biết thêm các chủ đề liên quan, vui lòng nhấp vào mục Tài nguyên Nhập cư.
(Bản quyền của DYgreencard.com. Bất kỳ nội dung nào được sao chép hoặc phân phối từ DYgreencard phải được đánh dấu bằng câu “sao chép hoặc phân phối từ DYgreencard.com”.)