Đăng ký Thẻ Xanh thông qua Xử lý Lãnh sự

Cập nhật ngày 03/18/2023

Nếu quý vị sống ở nước ngoài, hoặc quý vị có người thân sống ở nước ngoài, có lẽ quý vị đang băn khoăn về cách xin thẻ xanh để sống và làm việc tại Hoa Kỳ, khi quý vị đang sống rất xa nước Mỹ. Câu trả lời là xử lý lãnh sự.

Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ có mặt khắp thế giới. Hơn nữa, internet cho phép quý vị hoàn thành rất nhiều vấn đề liên quan đến thẻ xanh trực tuyến. Mặc dù quý vị vẫn cần liên lạc với Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) ở Hoa Kỳ, quý vị cũng có thể hoàn thành hầu hết các phần trong quy trình xin thẻ xanh bằng cách giao dịch trực tuyến với Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC).

1. Giải thích về Quy trình Xử lý Lãnh sự

Nếu một người thân đủ điều kiện hoặc một nhân viên tiềm năng sống bên ngoài Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ (USC) hoặc thường trú nhân hợp pháp (LPR) hoặc tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể nộp hồ sơ bảo lãnh di dân đến USCIS cho họ ngay tại Hoa Kỳ. Các đơn đăng ký phổ biến trong những loại này bao gồm Mẫu đơn I-130, Đơn đăng ký cho người thân nước ngoài và Mẫu đơn I-140, Đơn đăng ký nhập cư cho người lao động nước ngoài. Một số đơn xin thẻ xanh cụ thể khác có thể được nộp cho USCIS từ bên ngoài Hoa Kỳ, thường là khi một người nước ngoài tự nộp đơn xin thẻ xanh.

Bất kể đơn xin thẻ xanh ban đầu bắt nguồn từ đâu, sau khi người cư trú bên ngoài Hoa Kỳ được USCIS chấp thuận, việc xử lý lãnh sự sẽ là điều cần thiết để cuối cùng họ nhận thị thực nhập cư từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ. Với thị thực nhập cư, họ có thể được nhận vào Hoa Kỳ với tư cách là thường trú nhân hợp pháp (chủ thẻ xanh).

Tại DYgreencard.com, chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị hồ sơ bảo lãnh I-130 để nộp cho USCIS. Toàn bộ hồ sơ bảo lãnh sẽ được luật sư di trú giàu kinh nghiệm xem xét đầy đủ để đảm bảo hồ sơ được xét duyệt thành công. Tìm hiểu thêm về những điều chúng tôi có thể hỗ trợ quý vị.

2. Gửi đơn xin nhập cư đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ

Trong một số trường hợp nghiêm trọng nhất định, đơn bảo lãnh di dân chỉ được gửi thông qua Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ, chứ không phải USCIS. Nói chung, những tình huống quân sự khẩn cấp và cấp cứu y tế có thể được coi là tình huống ngoại lệ.

Nếu có người nộp đơn xin thẻ xanh thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán và bị từ chối đơn bảo lãnh di dân, họ cần phải nộp lại hồ sơ cho USCIS. Sau khi đơn đăng ký thường trú nhân được chấp thuận, họ có thể hoàn tất quá trình xin thẻ xanh thông qua quá trình xử lý lãnh sự.

3. Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) Xử lý hồ sơ

Sau khi USCIS chấp thuận đơn xin thẻ xanh cho người nước ngoài đang sống bên ngoài Hoa Kỳ, họ sẽ chuyển hồ sơ đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC). NVC bắt đầu xử lý lãnh sự bằng cách tạo số hồ sơ cho người nộp đơn trong hệ thống của họ.

1) Trung Tâm Đơn Điện Tử Lãnh sự

Sau khi tạo hồ sơ, NVC sẽ gửi Thư Chào Mừng mời cả người nộp đơn đăng ký và người nộp đơn xin thẻ xanh (người thụ hưởng) đăng nhập vào Trung Tâm Đơn Điện Tử Lãnh Sự (CEAC) bằng số hồ sơ được chỉ định của họ. CEAC đóng vai trò là trung tâm để người nộp đơn đăng ký và người thụ hưởng hoàn thành đơn xin thị thực nhập cư, tải lên tài liệu, kiểm tra tình trạng của họ, nhận tin nhắn và quản lý hồ sơ.

2) Phí xử lý lãnh sự cho thẻ xanh

Sau khi nhận Thư chào mừng từ NVC và đăng nhập bằng số hồ sơ, bước tiếp theo là đóng phí xử lý hồ sơ, bao gồm Phí xử lý đơn xin thị thực nhập cư ($325 hoặc là $345 cho mỗi đương đơn) và Phí cho Bản cam kết bảo trợ ($120 cho mỗi hồ sơ nếu có).

Đối với một số loại đơn xin thẻ xanh bao gồm F1, F2A, F2B, F3, F4, đa số đơn xin việc làm, NVC sẽ không gửi hóa đơn thu Phí xử lý hồ sơ xin thị thực nhập cư và Phí cho Bản cam kết bảo trợ cho đến khi số thị thực nhập cư có sẵn hoặc sắp có.

3) Hoàn thành Bản cam kết bảo trợ và đơn DS-260

Sau khi NVC nhận được khoản thanh toán phí xử lý hồ sơ, người nộp đơn đăng ký theo diện gia đình có thể phải nộp Mẫu đơn I-864 Cam kết bảo trợ và các tài liệu tài chính liên quan. Hầu hết đơn đăng ký theo diện việc làm sẽ không cần mẫu đơn I-864.  

Trong khi đó, người nộp đơn xin thẻ xanh có thể hoàn thành đơn DS-260, Đơn xin thị thực nhập cư và tải lên bản sao các tài liệu dân sự của họ, chẳng hạn như trang tiểu sử hộ chiếu, ảnh cỡ hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sắc lệnh ly hôn, giấy chứng nhận của cảnh sát, lý lịch quân sự nếu có.

Với DYgreencard.com, quý vị sẽ nhận mẫu đơn I-864 hoàn chỉnh và các tài liệu hỗ trợ được xem xét cẩn thận bởi luật sư di trú. Tìm hiểu thêm hoặc bắt đầu ngay!

4) Chuyển hồ sơ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ

Khi Trung tâm Thị thực Quốc gia hoàn tất quá trình thẻ xanh, NVC sẽ chuyển hồ sơ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại nước sở tại hoặc quốc gia nơi người nộp đơn chính có hộ khẩu thường trú. Tại thời điểm này, người nộp đơn nên thu thập bản chính của các mẫu đơn và tài liệu của họ để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin thị thực nhập cư được thực hiện tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Mặc dù NVC đã soạn sẵn tất cả các đơn và bản sao của các tài liệu liên quan, nhưng họ không chính thức xử lý đơn xin thẻ xanh hoặc xác định khả năng đạt điều kiện nhận thị thực nhập cư của người nộp đơn. Quyết định này sẽ được thực hiện khi phỏng vấn thị thực nhập cư.

4. Phỏng vấn Thị thực Nhập cư

Sau khi Trung tâm Thị thực Quốc gia chuyển hồ sơ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ, viên chức xét thị thực sẽ lên lịch phỏng vấn thị thực nhập cư. Trong đa số trường hợp, người nộp đơn xin thẻ xanh sẽ nhận email thông báo phỏng vấn trước 3-6 tuần. Người nộp đơn nên chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn.

Hướng dẫn phỏng vấn ở mỗi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ khác nhau. Người nộp đơn có thể tra cứu hướng dẫn về nơi họ sẽ được phỏng vấn. Nói chung, người nộp đơn nên in và mang theo đơn, hộ chiếu, giấy tờ dân sự gốc và mẫu đơn I-864 gốc nếu có.

Người nộp đơn cũng nên xin một báo cáo khám sức khỏe nhập cư trước khi đi phỏng vấn xin thị thực nhập cư. Khám sức khỏe nhập cư phải được tiến hành bởi bác sĩ hoặc bệnh viện do đại sứ quán Hoa Kỳ tại quốc gia đó ủy quyền. Hãy bấm vào đây để tìm bác sĩ hoặc bệnh viện được ủy quyền.

Thông báo phỏng vấn cho buổi hẹn cấp thị thực nhập cư sẽ yêu cầu rõ những người nào phải có mặt tại buổi phỏng vấn. Người bảo lãnh thẻ xanh hoặc người nộp đơn đăng ký thường không cần tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực. Tuy nhiên, quý vị nên dặn họ túc trực bên điện thoại vào ngày phỏng vấn.

Viên chức xét thị thực sẽ yêu cầu những người nộp đơn tuyên thệ, vì vậy người được phỏng vấn nên chuẩn bị tinh thần phát biểu trung thực về đơn đăng ký, tài liệu và kế hoạch của họ tại Hoa Kỳ.

Quý vị có muốn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn xin thị thực nhập cư của mình không? Hãy nhanh tay đặt lịch luyện tập phỏng vấn cùng luật sư di trú giàu kinh nghiệm chỉ với mức giá hợp lý!

5. Điều gì xảy ra sau buổi phỏng vấn xin thị thực nhập cư?

Quý vị sẽ biết mình có được cấp thị thực nhập cư hay không (xem mẫu bên dưới) ngay trong ngày phỏng vấn hoặc trong thời gian ngắn sau này. Hộ chiếu của quý vị sẽ được thu lại để họ in thị thực nhập cư trên hộ chiếu. Nói chung, quý vị sẽ lấy lại hộ chiếu của mình trong vòng 2-4 tuần và một gói hồ sơ (nếu có, niêm phong hoặc không niêm phong, nếu niêm phong thì quý vị không được mở) khi được cấp thị thực nhập cư.

Immigrant visa
Thị thực nhập cư

Sau khi nhận thị thực nhập cư, quý vị đừng quên đóng lệ phí nhập cư để nhận thẻ thường trú nhân hợp pháp (thẻ xanh) qua đường bưu điện sau khi quý vị đến Hoa Kỳ bằng thị thực nhập cư.

Với thị thực nhập cư trên hộ chiếu, quý vị có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ với tư cách là thường trú nhân hợp pháp. Điều quan trọng là phải xuất trình thị thực nhập cư và gói hồ sơ cho nhân viên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP). Thị thực nhập cư có giá trị trong vòng 6 hoặc là 3 tháng kể từ ngày phát hành báo cáo khám sức khỏe của quý vị. Quý vị phải nhập cảnh vào Hoa Kỳ trước khi thị thực hết hạn. Nếu không thể làm vậy, quý vị nên liên lạc với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ, nơi đã cấp thị thực nhập cư để được hướng dẫn thêm.

Khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ, quý vị sẽ được đóng dấu I-551 với tư cách là thường trú nhân hợp pháp. Con dấu I-551 trên hộ chiếu của quý vị có giá trị 1 năm để quý vị xuất nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong thời gian đó mà không cần thẻ xanh vật lý.

Sau khi nhập cảnh, USCIS sẽ gửi thẻ xanh vật lý qua đường bưu điện đến địa chỉ được liệt kê trong mẫu đơn DS-260 của quý vị. Quý vị có thể cập nhật địa chỉ thông qua trang thay đổi địa chỉ trực tuyến của USCIS sau khi đóng phí nhập cư. Nếu quý vị đã yêu cầu Số An sinh Xã hội (SSN) trong mẫu đơn DS-260, thì SSN cũng được gửi qua bưu điện đến địa chỉ được liệt kê trong mẫu đơn DS-260 của quý vị. Sau đó, quý vị sẽ tự do sống và làm việc ở Hoa Kỳ, và nếu muốn, sau này quý vị có thể đăng ký nhập tịch sau 5 năm (hoặc 3 năm nếu kết hôn với công dân Hoa Kỳ) để có thể trở thành công dân Hoa Kỳ.

DYgreencard - Chuẩn bị hồ sơ + xét duyệt với luật sư, giá cả phải chăng.

Để biết thêm các chủ đề liên quan, vui lòng nhấp vào mục Tài nguyên Nhập cư.

(Bn quyn ca DYgreencard.com. Bt k ni dung nào đưc sao chép hoc phân phi t DYgreencard phi đưc đánh du bng câu “sao chép hoc phân phi t DYgreencard.com”.)