Làm thế nào để làm việc hợp pháp bằng Visa F1?
Cập nhật ngày 10/22/2023
Hoa Kỳ cấp hơn 360.000 visa F1 cho sinh viên nước ngoài muốn học tập tại Hoa Kỳ. Nếu bạn dự định hoặc đang học tại một trường đại học Hoa Kỳ bằng visa F1, có lẽ bạn đang băn khoăn tìm cách kiếm tiền trong những ngày bạn không phải đi học. Trên thực tế, có một số cách để bạn kiếm sống khi ở Hoa Kỳ theo diện visa F1. Bạn cũng có thể tìm cách tiếp tục làm việc tại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp.

Có nhiều cách để làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ bằng visa F1. Một số bạn thích tìm việc làm trong trường học, còn những bạn khác thích được luyện tập thực tế để có thể áp dụng vào sự nghiệp tương lai.
Thực tập ngoại khóa bắt buộc (CPT)
Sinh viên có visa F1 cần thực tập hoặc tham gia chương trình vừa học vừa làm khác để trang trải chi phí hoàn thành chương trình giáo dục của mình, có thể cân nhắc tham gia Thực tập ngoại khóa bắt buộc, gọi tắt là CPT. Trong chương trình này, sinh viên có visa F1 có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đang học, miễn là trường đại học Hoa Kỳ của họ có yêu cầu.
Để đủ điều kiện tham gia CPT, sinh viên nước ngoài phải đăng ký học toàn thời gian ít nhất một năm tại Hoa Kỳ với visa F1. Ngoài ra, sinh viên cần có giấy mời làm việc liên quan đến chương trình học trước khi nộp đơn xin thực tập ngoại khóa bắt buộc.
Để bắt đầu đi làm, sinh viên nước ngoài phải liên lạc với DSO (Nhân viên nhà trường được bổ nhiệm) tại Văn phòng Sinh viên Quốc tế. DSO sẽ cung cấp cho bạn Mẫu đơn I-20 mới, “Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tình trạng sinh viên không định cư”, cho thấy DSO đã chấp thuận bạn làm công việc này.
Việc làm CPT có thể là toàn thời gian hoặc bán thời gian miễn là Văn phòng Sinh viên Quốc tế của trường chấp thuận. CPT toàn thời gian nghĩa là làm việc hơn 20 giờ mỗi tuần, còn CPT bán thời gian nghĩa là làm ít hơn 20 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu một sinh viên quốc tế sở hữu visa F1 có 12 tháng hoặc hơn 12 tháng làm việc CPT toàn thời gian, thì người đó không đủ điều kiện tham gia Thực tập ngoại khóa không bắt buộc (OPT), nhưng nếu sinh viên làm CPT bán thời gian thì sẽ không gặp trở ngại gì khi tham gia OPT.
Làm việc trong trường
Sinh viên nước ngoài không quan tâm đến việc thực tập, hoặc chưa được phép thực tập vì mới tham gia chương trình học, có thể tìm công việc trong trường. Sinh viên nước ngoài có thể kiếm tiền tiêu vặt bằng cách làm việc trong trường, miễn là họ đáp ứng các điều kiện nhất định.
Để duy trì trạng thái F1 khi làm việc trong trường, sinh viên nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Không thể thay thế một sinh viên là công dân Hoa Kỳ bằng cách đảm nhận công việc của họ
- Không thể làm việc trong trường hơn 20 giờ một tuần
Có một ngoại lệ là sinh viên sở hữu visa F1 có thể làm việc toàn thời gian trong trường, hoặc làm 40 giờ mỗi tuần, trong thời gian nghỉ lễ và nghỉ hè. Đây có thể là cách thuận tiện để kiếm tiền mà vẫn duy trì các điều kiện trong visa du học F1.
Thực tập ngoại khóa không bắt buộc (OPT)
Sau khi tốt nghiệp chương trình đại học Mỹ, sinh viên quốc tế có thể muốn gia hạn visa F1 thêm một thời gian. Thực tập ngoại khóa không bắt buộc (OPT) khá giống với Thực tập ngoại khóa bắt buộc (CPT), nhưng có vài điểm khác biệt.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất là tất cả các công việc OPT đều cần được Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cấp phép trước, nói cách khác, sinh viên quốc tế phải nộp Mẫu đơn I-765 đến USCIS xin Giấy Phép Làm Việc (EAD) để bắt đầu đi làm.
Các yêu cầu chung để đạt điều kiện đăng ký EAD theo diện OPT là:
- Công việc phải là OPT và phải liên quan đến chuyên ngành hoặc khóa học của sinh viên
- Sinh viên phải duy trì trạng thái F1 hợp pháp
- Sinh viên có 12 tháng hoặc hơn 12 tháng tham gia CPT toàn thời gian sẽ không đủ điều kiện tham gia OPT
Sinh viên quốc tế F1 có thể đủ điều kiện tham gia OPT theo hai cách khác nhau, OPT trước tốt nghiệp và OPT sau tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên quốc tế sẽ đăng ký OPT sau tốt nghiệp, vì nếu họ muốn làm việc trước khi hoàn thành chương trình học, họ có thể làm việc thông qua chương trình CPT hơn là OPT trước tốt nghiệp. CPT không yêu cầu bạn nộp Mẫu đơn I-765 (với phí nộp đơn là $410) cho USCIS.
Công việc OPT sau tốt nghiệp được phép có tổng thời gian làm việc lên đến 12 tháng. Sinh viên quốc tế có thể đăng ký 12 tháng OPT ở mỗi cấp học, (nghĩa là bạn có thể có 12 tháng OPT khi học cử nhân và 12 tháng OPT khác khi học thạc sĩ).
Khi bạn đăng ký OPT sau tốt nghiệp, hãy nhớ rằng:
- Phải nộp đơn trong vòng 30 ngày kể từ ngày DSO ghi đề xuất OPT vào hồ sơ SEVIS (Hệ thống thông tin Chương trình Sinh viên và Khách trao đổi Hoa Kỳ) của bạn, và
- Có thể nộp đơn trong vòng 90 ngày trước khi hoàn thành chương trình học, nhưng không trễ hơn 60 ngày sau khi hoàn thành chương trình học.
Bạn không chắc mình có đủ điều kiện nhận EAD dựa trên OPT sau tốt nghiệp? Bạn có thể miễn phí kiểm tra khả năng đạt điều kiện thông qua DYgreencard.com mà không cần cung cấp thông tin cá nhân.
Gia hạn chương trình OPT ngành STEM (STEM-OPT)
Những người có visa F1 đang học ngành khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) hoặc toán (Math) có thể cân nhắc đăng ký chương trình OPT ngành STEM. Điều này cho phép sinh viên quốc tịch nước ngoài khám phá chương trình thực tập nhận lương trong ngành STEM của họ trong 24 tháng bổ sung sau thời gian OPT.
Gia hạn chương trình OPT ngành STEM dành cho sinh viên nước ngoài đã lấy bằng cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ thuộc chuyên ngành STEM từ một trường cao đẳng hoặc đại học được SEVP chứng nhận. Ngay cả khi sinh viên đang tham gia OPT không thuộc chuyên ngành STEM, họ vẫn có thể xin gia hạn chương trình OPT ngành STEM dựa trên bằng cấp STEM có trước đó từ một trường đại học được chấp thuận của Hoa Kỳ. Nhà tuyển dụng tuyển sinh viên nước ngoài theo chương trình STEM-OPT phải đăng ký chương trình E-Verify (Thẩm tra Điện tử).
Tương tự như OPT, sinh viên nước ngoài phải nộp đơn xin EAD cho chương trình STEM-OPT bằng cách nộp Mẫu đơn I-765 cho USCIS và trả phí nộp đơn. Nếu sinh viên nước ngoài nộp đơn tham gia STEM-OPT đúng cách và kịp thời, họ có thể tiếp tục làm việc bằng EAD hết hạn trong chương trình OPT trong vòng tối đa 180 ngày khi đơn xin gia hạn EAD 24 tháng đang chờ xử lý.
Làm việc trong Điều kiện Kinh tế Khó khăn Nghiêm trọng
Sinh viên đang ở Hoa Kỳ bằng visa F1 có thể làm việc bên ngoài trường trong một số trường hợp giới hạn. Những người có thể cho USCIS thấy rằng họ gặp “khó khăn kinh tế nghiêm trọng” có thể tìm công việc bán thời gian bên ngoài trường.
Dạng khó khăn kinh tế này phải nằm ngoài tầm kiểm soát của sinh viên. Do đó, những áp lực kinh tế như hóa đơn y tế đột xuất, mất hỗ trợ tài chính hoặc đột ngột bị tăng học phí và tiền nhà có thể khiến sinh viên đủ điều kiện làm việc bên ngoài trường.
Để được phép làm việc bên ngoài trường sau khi gặp khó khăn tài chính đột xuất, sinh viên cũng phải học tập với tình trạng visa F1 trong vòng một năm và không thể tìm được việc làm trong trường để giảm bớt áp lực tài chính.
Hãy làm việc với Văn phòng Sinh viên Quốc tế của bạn để đăng ký xin Giấy Phép Làm Việc (EAD) vì bạn cần có giấy phép này để đi làm. DSO tại Văn phòng Sinh viên Quốc tế sẽ có thể cung cấp cho bạn các biểu mẫu hoặc tài liệu cần thiết.
Làm việc với Tổ chức Quốc tế
Những sinh viên quan tâm đến các nghiên cứu toàn cầu có thể quan tâm đến việc làm cho một tổ chức quốc tế. Đây có thể là lựa chọn cho một số sinh viên có học bổng được cấp visa F1.
Giống như nhiều lựa chọn làm việc khác, công việc phải thuộc lĩnh vực nghiên cứu của sinh viên và tổ chức phải được liệt kê là đủ điều kiện tuyển dụng sinh viên có visa F1. Một số ví dụ về các tổ chức quốc tế đủ điều kiện tuyển dụng bao gồm:
- Hội Chữ thập đỏ Mỹ
- Liên Hiệp Quốc
- Tòa án Công lý Quốc tế
- Tổ chức Y tế Thế giới
- Chương trình Lương thực Thế giới
- Tổ chức Thương mại Thế giới
Sinh viên muốn xin việc tại một tổ chức quốc tế phải sở hữu visa F1 trong một năm và có kết quả học tập tốt.
Vợ/chồng và Con của Sinh viên sở hữu Visa F1
Sinh viên quốc tịch nước ngoài đã kết hôn và/hoặc có con có thể cần hơn một nguồn thu nhập để hỗ trợ gia đình. Thật không may, vợ/chồng của người có visa F1 có thể đến Hoa Kỳ bằng visa F2, nhưng họ không thể làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ.
DYgreencard - Luật sư nhập cư, giá cả phải chăng.
Để biết thêm các chủ đề liên quan, vui lòng nhấp vào mục Tài nguyên Nhập cư.
(Bản quyền của DYgreencard.com. Bất kỳ nội dung nào được sao chép hoặc phân phối từ DYgreencard phải được đánh dấu bằng câu “sao chép hoặc phân phối từ DYgreencard.com”.)